Giới thiệu

Rượu men lá Sơn Phúc

Rượu men lá Sơn Phúc (rượu men lá ủ chum và rượu men lá ủ thùng gỗ sồi) được chế biến từ rượu men lá của người dân xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn.

Rượu men lá được nấu theo phương pháp thủ công của đồng bào dân tộc nên có mùi vị thơm ngon đặc trưng, vị đậm và êm dịu, bởi quá trình lên men được diễn ra từ từ, trong men lá có nhiều loại cây dược liệu quý, quá trình lên men tạo ra những este có mùi thơm đặc trưng.

Có được điều này là vì điều kiện tự nhiên, nguồn nước và khí hậu nơi đây, cùng với cách nấu rượu theo phương pháp thủ công cổ truyền của đồng bào dân tộc.

section-gioi-thieu-1
Nghề cổ truyền thống

imge-3

Nghề cổ truyền

Nấu rượu men lá là nghề cổ truyền thống có từ rất xa xưa của đồng bào dân tộc xã Bằng Phúc.

Khí hậu

Với địa hình cao trung bình từ 500 - 700m so với mực nước biển, khí hậu tại Bằng Phúc mát mẻ quanh năm, nhiệt độ dao động từ 13 đến 280C, mùa mưa vào các tháng mùa hè 5,6,7, mùa khô thời tiết lạnh kèm sương mù vào các tháng mùa đông từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau..

Quy trình

Rượu gạo men lá Bằng Phúc bắt đầu từ việc người dân dùng gạo nấu chín, đổ ra nong sạch cho nguội bớt đến khi còn ấm sẽ trộn đều men giống đã giã nhỏ, sau đó đem ủ khoảng 15 - 30 ngày, rồi đem chưng cất theo phương pháp thủ công cổ truyền sẽ cho ra sản phẩm rượu gạo men lá..

Chất lượng

Chất lượng rượu thu được phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Chất lượng gạo, chất lượng men, thời gian lên men, tay nghề của người nấu rượu, thời tiết khi nấu rượu, nguồn nước dùng để nấu rượu....

Quy trình nấu rượu men lá
của đồng bào dân tộc xã Bằng Phúc

Chuẩn bị nguyên liệu:

Rượu được nấu từ gạo, ngô, sắn, nhưng chủ yếu là gạo tẻ. Gạo rượu chủ yếu là các loại gạo khi nấu chín thì cơm khô, không dính, không nhão như gạo QT, Kháng Dân, Bao Thai...

5

Làm men lá theo bí quyết gia truyền:

Điều góp phần làm nên chất lượng và đặc trưng của rượu men lá của đồng bào dân tộc xã Bằng Phúc chính là do men rượu: Men lá.

Để làm men lá, bà con dùng một số loại cây như: Cây Riềng (tiếng tày “khá”), cây Xả (“Chì phéc”), cây Nhân Trần, Cây Nét tỳ,...kết hợp với một số loại cây, lá rừng theo chủng loại và liều lượng theo bí quyết của từng gia đình (trung bình gồm từ 10 - 12 loại cây).

Quy trình nấu rượu :

Nấu cơm:
Gạo được cân theo định mức 10 kg gạo/mẻ nấu. Gạo được vo sạch, đem nấu chín. Sau đó đổ ra nong, nia sạch để cho nguội bớt hơi nóng. Đến khi cơm còn ấm sẽ trộn với men lá.

buoc-1
ruou-men-la-1
ruou-men-la-2
buoc-2

Trộn men:
Men lá giã nhỏ thành bột mịn đem trộn với cơm rượu còn ấm.Trung bình 10 kg gạo cần 300 - 400 gam men. Mùa hè, thời tiết nóng cần ít men, mùa đông trời lạnh cần tăng lượng men để cơm nhanh “phát”.

Ủ rượu:
Sau khi trộn men, hỗn hợp được ủ trong các thúng, xô nhựa để lên men trong vòng 15 - 30 ngày. Hỗn hợp lên men tốt sẽ có mùi thơm, gạo nhuyễn mềm, không bị mốc, thối. Khi cơm rượu đã ngấu, thời gian ủ kết thúc, bổ sung thêm nước sạch vào hỗn hợp lên men. Nước được lấy từ các nguồn nước tự nhiên trên núi.

buoc-3
ruou-men-la-3
ruou-men-la-4
buoc-4

Chưng cất thủ công: Theo kinh nghiệm, bà con đem hỗn hợp lên men chưng cất theo phương pháp thủ công: Hỗn hợp lên men sẽ được đổ vào nồi, sau đó đậy chõ lên trên. Bên trong chõ có “mai rùa”. Trên chõ đặt một chậu có đường kính vừa với chõ để chứa nước lạnh. Sau khi lắp thành bộ: nồi - chõ - chậu, sẽ dùng dây vải tẩm ướt hoặc cám gạo làm ướt sền sệt để chát kín chỗ tiếp giáp giữa nồi - chõ - chậu để không cho hơi rượu bị dò ra.

Nấu rượu:
Đun nồi rượu đến khi sôi, hơi rượu nóng bốc lên qua chõ, gặp nước lạnh ở chậu nước trên cùng sẽ ngưng tụ thành giọt rượu, từng giọt rượu ngưng tụ sẽ rơi xuống mai rùa và chảy thành dòng ra ngoài vào các dụng cụ hứng rượu như chum sành, can.

Mỗi nồi rượu 10 kg gạo, bà con thường mất 3 - 4 tiếng để chưng cất, và thu được 10 lít rượu. Rượu chưng cất được có độ rượu từ 23 - 25 độ, được để nguội, sau đó bảo quản trong các chum lớn để tiêu thụ dần. Bỗng rượu sau khi chưng cất được dùng chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

buoc-5
ruou-men-la-3
ruou-men-la-1
buoc-1

Nấu cơm:
Gạo được cân theo định mức 10 kg gạo/mẻ nấu. Gạo được vo sạch, đem nấu chín. Sau đó đổ ra nong, nia sạch để cho nguội bớt hơi nóng. Đến khi cơm còn ấm sẽ trộn với men lá.

ruou-men-la-2
buoc-2

Trộn men:
Men lá giã nhỏ thành bột mịn đem trộn với cơm rượu còn ấm.Trung bình 10 kg gạo cần 300 - 400 gam men. Mùa hè, thời tiết nóng cần ít men, mùa đông trời lạnh cần tăng lượng men để cơm nhanh “phát”.

ruou-men-la-3
buoc-3

Ủ rượu:
Sau khi trộn men, hỗn hợp được ủ trong các thúng, xô nhựa để lên men trong vòng 15 - 30 ngày. Hỗn hợp lên men tốt sẽ có mùi thơm, gạo nhuyễn mềm, không bị mốc, thối. Khi cơm rượu đã ngấu, thời gian ủ kết thúc, bổ sung thêm nước sạch vào hỗn hợp lên men. Nước được lấy từ các nguồn nước tự nhiên trên núi.

ruou-men-la-4
buoc-4

Chưng cất thủ công: Theo kinh nghiệm, bà con đem hỗn hợp lên men chưng cất theo phương pháp thủ công: Hỗn hợp lên men sẽ được đổ vào nồi, sau đó đậy chõ lên trên. Bên trong chõ có “mai rùa”. Trên chõ đặt một chậu có đường kính vừa với chõ để chứa nước lạnh. Sau khi lắp thành bộ: nồi - chõ - chậu, sẽ dùng dây vải tẩm ướt hoặc cám gạo làm ướt sền sệt để chát kín chỗ tiếp giáp giữa nồi - chõ - chậu để không cho hơi rượu bị dò ra.

ruou-men-la-3
buoc-5

Nấu rượu:
Đun nồi rượu đến khi sôi, hơi rượu nóng bốc lên qua chõ, gặp nước lạnh ở chậu nước trên cùng sẽ ngưng tụ thành giọt rượu, từng giọt rượu ngưng tụ sẽ rơi xuống mai rùa và chảy thành dòng ra ngoài vào các dụng cụ hứng rượu như chum sành, can.

Mỗi nồi rượu 10 kg gạo, bà con thường mất 3 - 4 tiếng để chưng cất, và thu được 10 lít rượu. Rượu chưng cất được có độ rượu từ 23 - 25 độ, được để nguội, sau đó bảo quản trong các chum lớn để tiêu thụ dần. Bỗng rượu sau khi chưng cất được dùng chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

Khám phá

Sản phẩm mới nhất

Tìm hiểu

Tin tức Rượu Sơn Phúc